Niềng răng mắc cài kim loại thường là niềng răng truyền thống, khắc phục được các khuyết điểm răng miệng như hô, móm, mọc lệch,…hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về loại niềng răng này, hãy tham khảo thêm qua bài viết sau.
Niềng răng mắc cài kim loại thường |
Tổng quan về mắc cài kim loại thường
Là loại niềng răng được sử dụng phổ biến nhất do loại mắc cài thường bền và có khuynh hướng di chuyển răng nhanh, làm giảm thời gian điều trị. Niềng răng mắc cài kim loại thường phù hợp với lứa tuổi trẻ em vì nhu cầu thẩm mỹ chưa cao.
Được phát minh bởi Edwara H.Angle vào thập kỷ 20 của thế ký trước, ngày nay hệ thống mắc cài kim loại này vẫn được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Bác sĩ sẽ dùng chỉ thép hoặc dây thun để buộc dây cung vào từng mắc cài và vào từng răng. Để giảm lực ma sát khi buộc dây vào mắc cài, bác sĩ có thể dùng chỉ thép. Loại chỉ thép này ít dính thức ăn và ít ma sát hơn nhưng đòi hỏi bác sĩ phải thao tác khéo léo để không móc vào môi, má hay lưỡi của bệnh nhân.
Niềng răng mắc cài kim loại thường có kết cấu mạnh, có thể chịu được lực tác động hàng ngày và được định hình bằng chỉ thép nên khó bị bung sứt. Thời gian đầu khi mang mắc cài sẽ cảm thấy hơi khó chịu, nhưng sau một thời gian cảm giác này sẽ dần biến mất. Việc ăn uống và vệ sinh răng miệng sẽ dễ dàng hơn.
Loại niềng răng này có chi phí thấp nên được nhiều bệnh nhân lựa chọn, tuy nhiên, vì mắc cài bằng kim loại nên đối với những người có yêu cầu thẩm mỹ cao sẽ không phù hợp.
Tham khảo thêm: khớp cắn đối đầu
Quy trình niềng răng mắc cài kim loại thường
Bước 1: Thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng, chụp X-quang để xác định đặc điểm, vị trí các răng và cấu trúc xương hàm. Đồng thời, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể quy trình điều trị bằng niềng răng mắc cài kim loại thuòng.
Bước 2: Lấy dấu hàm để bác sĩ phác họa hệ thống mắc cài cho phù hợp với cung hàm bệnh nhân.
Bước 3: Xử lí các vấn đề răng miệng bệnh nhân đang gặp phải để đảm bảo răng khỏe mạnh trong thời gian niềng răng.
Bước 4: Đeo mắc cài và dây cung. Một số trường hợp có thể phải sử dụng thêm các mini vít nhằm tạo lực đủ để răng dịch chuyển về vị trí mong muốn.
Bước 5: Tái khám định kì theo lich hẹn của bác sĩ để kiểm soát và điều chỉnh sự dịch chuyển của răng.
Bước 6: Tháo mắc cài khi răng đã về vị trí như ý muốn.
Thời gian niềng răng mắc cài kim loại thường có thể kéo dài từ 16-22 tháng tùy thuộc vào từng trường hợp. Trong giai đoạn đeo mắc cài, cần chú ý vệ sinh răng miệng để hạn chế những vấn đề bệnh lý phát sinh, ảnh hưởng đến việc chỉnh nha niềng răng.
Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để niềng răng an toàn |
Niềng răng mắc cài kim loại thường ở đâu?
Một trong những yêu cầu khi niềng răng đó là phải lựa chọn một địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng, có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa sâu cùng phương pháp, công nghệ hiện đại https://bit.ly/48v0eGX. Điều này không chỉ đảm bảo giúp bạn có hàm răng như ý muốn mà còn hạn chế được những bất thường có thể xảy ra.
Một địa chỉ niềng răng mắc cài kim loại thường uy tín hiện nay đó là nha khoa Đăng Lưu. Bên cạnh máy móc và công nghệ hiện đại thì ở đây còn sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên sâu về răng hàm mặt, có kinh nghiệm trong niềng răng. Hãy đến trực tiếp nha khoa để được tư vấn thêm.
Tg: Ngavvt