Áp xe răng có nguy hiểm không? Áp xe răng là bệnh lý thường gặp, gây nguy hại đến sức khỏe răng miệng nếu không được điều trị sớm. Trong một số trường hợp biến chứng nặng còn gây tụt nướu làm răng lung lay, rụng răng sớm. Chính vì vậy, việc phát hiện dấu hiệu bất thường, nguyên nhân gây bệnh là cách tốt nhất để chữa trị bệnh tốt nhất.
Áp xe răng là gì?
Áp xe răng là tình trạng sưng nề, xuất hiện mủ dưới vùng chân răng do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng từ vết thương đã có. Răng bị áp xe sẽ xuất hiện các cơn đau nhức từ nhẹ đến nặng, có thể lây lan sang răng kế cận. Áp xe răng là bệnh lý răng miệng nguy hiểm, gây đau nhức, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Nếu bệnh nặng, sẽ nhiễm trùng vào máu, gây tử vong.
Nguyên nhân gây áp xe răng có thể liệt kê như sau:
- Người bệnh vệ sinh răng miệng chưa đúng cách khiến khoang miệng không được sạch sẽ, mảng bám tích tụ nhiều và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Người bệnh bị viêm nha chu ở mức độ nặng.
- Việc điều trị tủy, lấy tủy thất bại cũng khiến áp xe răng.
- Ảnh hưởng của ngoại lực, tai nạn khiến răng bị nứt vỡ, tình trạng áp xe răng phát triển nhanh hơn.
- Người bệnh bị sâu răng, viêm tủy răng nhưng không điều trị đúng cách.
Áp xe răng có nguy hiểm không?
Áp xe răng hình thành và phát triển qua từng giai đoạn, thường đi từ các nguyên nhân gây tổn thương răng, không được điều trị sớm, chúng tiến triển và gây viêm tủy, hoại tử tủy răng, cấu trúc quanh chóp răng. Sau một thời gian, chúng trú ngụ tại ống tủy, vượt qua chóp răng gây nhiễm trùng, có thể lây lan sang các vùng kế cận.
Áp xe răng có nguy hiểm không thường sẽ gây nên viêm nha chu, nhiễm khuẩn túi mủ làm lộ chân răng, gây hoại tử tủy răng buộc phải nhổ bỏ răng. Biến chứng của bệnh cũng có thể là:
- Vùng miệng và bên ngoài má sẽ trở nên sưng tấy. Mưng mủ nhiều nhưng chưa vỡ gây đau nhức dai dẳng, răng bị lung lay và không thể ăn nhai bình thường được.
- Bệnh phát triển âm thầm và trở nặng nhanh chóng nên khi thì bệnh diễn tiến cấp tính, khi thì diễn tiến mãn tính và có thể thay đổi qua lại giữa hai trạng thái. Vì thế nên sẽ không thể điều trị tại nhà hay dùng kháng sinh được. Nếu đang ở giai đoạn cấp tính có thể hết sưng, hết đau nhưng thật ra, bệnh không khỏi hẳn mà đang âm thầm phát triển dưới xương hàm.
- Giai đoạn cấp tính, nếu vi khuẩn xâm lấn rộng hơn, lan vào mô mềm tạo nên bệnh cảnh viêm mô tế bào. Lúc này, viêm nhiễm tại vùng răng miệng đã lan đi khắp nơi gây nhiễm tùng huyết, thậm chí đe dọa tính mạng.
Điều trị áp xe răng thế nào?
Áp xe răng có nguy hiểm không rất khó để phân biệt là áp xe cấp tính hay áp xe mạn tính. Người bệnh không thể kiểm soát được bệnh đang diễn ra ở mức độ nào và thường dúng thuốc giảm đau để giảm cơn đau. Tuy nhiên, sẽ khiến cho áp xe diễn tiến phức tạp hơn, bạn cần đến ngay nha khoa để được khám và điều trị.
Tùy thuộc vào vị trí, nguyên nhân gây áp xe răng mà bác sĩ có phác đồ điều trị khác nhau. Nếu cơn đau thường xuyên, cùng với sốt, sưng hạch và vùng áp xe có mủ thì bệnh đã nặng. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang răng, xác định bệnh sau đó đưa ra phương pháp điều trị:
- Rạch áp xe răng: Sẽ rạch một đoạn nhỏ nơi răng bị áp xe để dẫn lưu mủ ra ngoài, làm sạch vết thương và khoang miệng để tránh nhiễm khuẩn.
- Nhổ răng: Thực hiện trong trường hợp răng quá yếu, lung lay, các ổ viêm ăn sâu vào chân răng cho thấy tình trạng tiêu xương nặng thì cần nhổ bỏ răng để tránh tình trạng lan sang răng khác.
- Lấy tủy răng, điều trị nội nha.
Có thể nhận định rằng, áp xe răng có nguy hiểm không sẽ không nguy hại nếu chữa trị sớm và đúng cách. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn cần thăm khám răng miệng định kì. Hãy đến ngay nha khoa khi nhận thấy những bất thường từ răng miệng.